Việc khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn lấy linh kiện ra:
– Giai đoạn này ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết. Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến thiếc bị "sống" làm đứt chân IC và mạch in.
– Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải nhất quán các quy ước sau đây:
– Phải giữ bằng được sự vẹn toàn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã "chín" hết
– Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo "hành lang" cho nhựa thông thuận tiện chui vào .
– Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ "loãng"- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.
– Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải "chịu trận" quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm trí mạng này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh "thúc" nhựa thông và nhiệt vào gầm IC - Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.
– Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển "mỏ" khò thẳng góc 90 độ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường "lõi" của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên , dùng "nỉa" nhấc linh kiện ra
– Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do "già" nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Đương nhiên nếu "non" nhiệt thì thiếc bị "sống"- khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên, thì đây mới chính là điều khủng khiếp nhất.
Giai đoạn gắn linh kiện vào:
– Trước hết làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ "đội" linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.
– Nên nhớ là tuốt luốt các chất bán dẫn hiện giờ chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Bởi thế cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.
Xem thêm: Máy khò QUICK 850A, MÁY HÀN QUICK
linhkiendtdd.vn/ct-san-pham/3229/may-kho-quick-850a.html
Tuesday, February 27, 2018
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
nice bro inspirational christmas quotes for family
ReplyDeletewao happy valentines day date
ReplyDeletekeep sharing happy new year status
ReplyDeleteThanks for sharing
ReplyDeleteTaxi in Jaipur